5 quy tắc vàng để đạt được mục tiêu

Bạn có thường tự định hướng cho mình không? Hay hàng năm cứ phải đặt ra mục tiêu? Hoặc cũng có lẽ không cần đợi đến năm mới, bởi bạn luôn tìm cách phát triển và thử thách bản thân. Nếu vậy thì thật là tuyệt vời!

(Ảnh: Unsplash)

Tuy nhiên, nếu bạn hoàn toàn không có kế hoạch cũng như mục tiêu gì cả, hoặc nếu bạn phải dày công thiết lập mục tiêu để rồi sau một vài tuần, vài ngày hay thậm chí vài phút lại phải bỏ dở, cũng đừng cảm thấy xấu hổ. Vấn đề hầu như không phải nằm ở ý chí hay tính kỷ luật mà chính là việc lập mục tiêu. Việc áp dụng phương pháp S.M.A.R.T. khi lập mục tiêu có thể sẽ giúp ích được cho bạn.


SMART, viết tắt của Specific – Cụ thể, Measurable – đo được, Attainable – khả thi, Realistic – thực tế và Time sensitive – đúng thời gian. Phương pháp SMART giúp bạn đánh giá độ rõ ràng và tính khả thi của các mục tiêu đã đặt ra. Vậy tại sao phương pháp này có hiệu quả? Như câu ngạn ngữ xưa có nói: Không lên được kế hoạch tức là đã định trước được thất bại. Vì vậy nên bạn phải nhìn vào các chi tiết trong mục tiêu của mình thì mới xác định khả năng thành bại.


1. Specific – Cụ thể

Khi đặt ra mục tiêu, bạn cần tự hỏi rằng mục tiêu có cụ thể hay không, trọng tâm là gì? Ví dụ, “Tôi muốn có thân hình cân đối” là không cụ thể. “Tôi muốn tăng sức bền” là cụ thể. Cũng giống như việc phóng phi tiêu, muốn trúng hồng tâm thì phải nhắm kỹ chứ không phải phóng bừa.


2. Measurable – Đo được

Bước tiếp theo là xem liệu mục tiêu của mình có đo lường được không. Hay nói cách khác, làm thế nào để biết là bạn đã đạt được? Nếu bạn muốn tăng sức bền, bạn có thể đo được bằng cách chạy liên tục 20 phút hay vài km mà không nghỉ. Hoặc thậm chí là chạy vài lần một tuần. Khi nghĩ về mục tiêu của mình, hay liên tưởng đến một con số. Việc định lượng sẽ giúp bạn rõ ràng theo dõi tiến trình của mình cũng như những gì vẫn còn cần phải làm.

mục tiêu
(Ảnh: Unsplash)


3. Attainable – Khả thi

Tiếp theo, bạn sẽ muốn xác định xem liệu mục tiêu của mình có khả thi hay không. Lấy ví dụ chạy bộ ở trên, nếu bạn có chấn thương hay bệnh tật nào đó mà đòi hỏi bạn tránh các hoạt động làm tăng nhịp tim, chẳng hạn như chạy bộ, thì mục tiêu trên tạm thời là không khả thi. Bạn sẽ cần phải tìm cách khác ngoài chạy bộ để đạt mục tiêu tăng sức bền.


4. Realistic – Thực tế

Mục tiêu đặt ra phải thực tế. Nếu bạn có đam mê chạy bộ và đã từng tham gia chạy đua, thì chắc rằng đặt mục tiêu chạy đua việt dã là thực tế đối với bạn. Tuy nhiên, nếu bạn là người ít vận động và chưa bao giờ chạy bộ, bỗng đặt ra mục tiêu chạy 40 km là không hề thực tế. Việc xét tính thực tế của mục tiêu mình đặt ra cũng giúp chính bạn nhìn nhận lại mọi việc xung quanh. Tuy việc thức dậy sớm tập thể dục là hoàn toàn khả thi, nếu bạn không có thói quen dậy sớm, việc đặt mục tiêu tập chạy bộ lúc 5 giờ sáng là không thực tế đối với bạn.


Việc mục tiêu của mình có thực tế hay không, là hết sức chủ quan và tùy thuộc vào mỗi người. Nhưng nếu bạn muốn có khả năng đạt được mục tiêu mình đặt ra, thì tốt hơn nên lưu ý.


(Ảnh: Storyblocks)


5. Time sensitive – Đúng thời gian

Yếu tố cuối cùng cần xem xét ở mục tiêu bạn đã đặt ra là thời gian. Thời gian chỉ đơn giản là hạn chót hay lịch trình để thực hiện mục tiêu. Nếu bạn muốn tham gia chạy đua, nhưng không nói rõ vào khi nào, thì thực ra chỉ là một mong muốn không rõ ràng trong tương lai. Nó mới thực sự trở thành một mục tiêu khi có thời hạn. Giao thời hạn cho bản thân cũng đồng nghĩa giao trách nhiệm phải hoàn thành.

Bây giờ hãy tập nhận biết các mục tiêu theo phương pháp SMART

(Ảnh: Unsplash)


“Tôi muốn tăng sức bền bằng cách tập chạy bộ 3 ngày một tuần, để tham gia chạy 5 km sau 4 tháng.”

Mục tiêu trên là đúng theo phương pháp SMART. Việc muốn tăng sức bền với tập chạy 3 ngày mỗi tuần là cụ thể, đo lường được và thực tế – việc hướng đến chạy 5 km là hoàn toàn hợp lý đối với những người mới. Cuối cùng, mục tiêu có thời gian đặt ra là tham gia chạy sau 4 tháng. Thế còn mục tiêu sau đây thì sao?

“Tôi muốn có thân hình cân đối và hấp dẫn bằng cách đi tập nhiều hơn và giảm 20 cân trước ngày cưới.” 

Cân đối và hấp dẫn là chưa cụ thể. Và việc giảm 20 cân có ảnh hưởng như thế nào? Muốn giảm cân, cần phải có con số cụ thể, và mục tiêu đã có thời gian đặt ra là trước ngày cưới. Tuy nhiên, cách thức để đạt mục tiêu vẫn chưa rõ. Lịch trình và phương pháp tập ra sao? Hơn nữa, tùy vào cân nặng của bạn, việc giảm 20 cân rất có thể không khả thi hay thực tế. Bởi nếu cân nặng của bạn đã ở gần mức bình thường, giảm nhiều cân như thế sẽ gây hại cho sức khỏe. Nếu ngày cưới của bạn diễn ra sau 2 tháng, không nên thực hiện mục tiêu này.

Mong rằng bạn đã hiểu rõ hơn và cũng đừng nhụt chí nếu mục tiêu của mình chưa đúng phương pháp SMART. Chỉ cần bạn tự suy ngẫm và điều chỉnh mục tiêu của mình từng chút một, bất kỳ mục tiêu nào cũng có thể trở nên SMART, và khi đó, việc đạt được mục tiêu sẽ trở nên dễ dàng hơn. Hãy thử phương pháp này xem, và đừng quên tận hưởng trong khi thực hiện mục tiêu của mình.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn

ads

ads