3 điểm khác biệt khiến biến chủng Omicron trở nên đáng gờm

Thế giới đang xôn xao trước thông tin biến thể Omicron đang gia tăng mạnh mẽ tại Nam Phi, có thể dẫn tới bùng phát đại dịch. Dưới đây là 3 điểm khác biệt giữa Omicron và Delta trước đó.

1. Omicron dễ lây lan hơn

Tiến sĩ Sikhulile Moyo đến từ Botswana, người đầu tiên xác định biến thể mới cho biết Omicron có thể dễ lây lan hơn. Hiện không rõ biến thể này có thể gây ra bệnh nặng hơn hay có thể kháng vaccine.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nam Phi Joe Phaahla cho biết có rất ít trường hợp đã tiêm vaccine bị nhiễm biến thể mới và nếu nhiễm thì biểu hiện nhẹ. Phần lớn những người phải nhập viện là chưa được tiêm vaccine. Điều này giống với biến thể Delta.

Còn quá sớm để nói biến thể Omicron giống với biến thể Delta và sẽ trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Hiện tại, các nhà khoa học biết được Omicron có một số đột biến giống Delta nhưng cũng có những đột biến khác hoàn toàn.

Nếu các đột biến trong Omicron khi kết hợp lại làm nó dễ lây lan, kháng được miễn dịch tốt hơn Delta thì chúng ta sẽ thấy biến thể này lan rộng toàn cầu. Tuy nhiên, số lượng đột biến cao bất thường cũng có thể gây bất lợi cho virus, làm cho nó hoạt động không ổn định.

Cấu trúc SARS-CoV-2 minh họa.
Cấu trúc SARS-CoV-2 minh họa.

2. Sự tái nhiễm đáng quan ngại

Các nhà khoa học Nam Phi báo cáo rằng biến thể Omicron xuất hiện nhiều hơn các biến thể trước đó có thể gây tái nhiễm ở những người đã từng bị mắc Covid-19.

Một nhóm theo dõi tái nhiễm tại Nam Phi phát hiện số ca nhiễm Omicron tăng vọt so với 2 biến thể trước đó, mặc dù Delta cực kỳ dễ lây lan. Điều này cho thấy Omicron có khả năng tránh được miễn dịch. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng vaccine vẫn có thể ngăn ngừa bị nhiễm bệnh nặng.

3. Nhiều đột biến gây rắc rối

Omicron có tới hơn 50 đột biến trong đó chỉ riêng protein gai đã có 32 đột biến (Delta chỉ có 9 đột biến). Các nhà khoa học gọi đây là bước nhảy vọt trong quá trình tiến hóa của virus. Protein gai tạo thành các núm lồi bên ngoài virus SARS-CoV-2, giúp virus bám vào các tế bào để xâm nhập. Đây cũng là loại protein mà cả 3 vaccine ở Mỹ sử dụng để tạo ra kháng thể. 

Tiêm chủng vẫn là một trong những biện pháp để phòng ngừa biến chủng mới của Covid-19.
Tiêm chủng vẫn là một trong những biện pháp để phòng ngừa biến chủng mới của Covid-19.

Omicron vẫn còn chứa nhiều bí ẩn. Sự xuất hiện của một loại virus đột biến  cao như vậy trong gần 2 năm đại dịch khiến cộng đồng khoa học phải kinh ngạc. Trước đó, nhiều người đã đưa ra giả thuyết rằng biến thể Delta siêu lây nhiễm sẽ đánh dấu đợt dịch lớn cuối cùng.

Giờ đây, giới khoa học lại phải tiến hành khám phá Omicron để tìm ra cách đối phó với biến chủng mới này. Quan sát ban đầu giúp các chuyên gia dự đoán rằng Omicron có khả năng trốn vaccine ở một mức độ nào đó. Đồng thời, nó có khả năng lây lan nhanh chóng

Có vẻ như Omicron không thấm qua được tuyến bảo vệ thứ hai của cơ thể, tế bào T. Vì vậy, các nhà khoa học dự đoán tế bào T vẫn sẽ hoạt động chống lại Omicron. Họ cũng tin rằng vaccine sẽ bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm bệnh nặng.

Trong thời gian tới, các chuyên gia vẫn khuyến cáo thúc đẩy tiêm chủng, tuân thủ các hướng dẫn giãn cách xã hội và đeo khẩu trang cùng nhiều biện pháp khác để ngăn virus lây lan.

(Theo oregonlive)

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn

ads

ads