10 "bí kíp" trang trí mà người tập tành thiết kế nội thất cần nắm vững

Chuyên mục Nhà Hay sẽ giúp bạn giải quyết các bài toán khó thông qua 10 "bí kíp" mà chúng tôi thu thập được từ lời khuyên của các nhà thiết kế nội thất.

Tự tay thiết kế và trang trí nội thất cho ngôi nhà hay căn hộ của mình là một điều vô cùng thú vị. Tuy nhiên, sự thú vị nào cũng đi kèm một vài hoặc rất nhiều thử thách nếu bạn là một người nghiệp dư. 

Thật may mắn là bạn không đơn độc trong dự án tuyệt vời này. Chuyên mục Nhà Hay sẽ giúp bạn phần nào giải quyết các bài toán khó thông qua 10 "bí kíp" mà chúng tôi thu thập được từ lời khuyên của các nhà thiết kế nội thất. Giờ thì hãy tham khảo và tự tin hơn khi thực hiện nhé!

1. Chú trọng lối ra vào

Nếu phòng khách là “bộ mặt của ngôi nhà” thì lối ra vào chính là điểm chạm trước hết của khách đến chơi nhà. Một khu vực tiện nghi với ghế nghỉ chân thay giày dép, móc treo áo khoác, túi xách, gương soi để “làm điệu”,... và đặc biệt là sự sạch sẽ, ngăn nắp sẽ giúp bạn “ghi điểm” từ cái nhìn đầu tiên.

» Xem thêm: 10 ý tưởng thiết kế lối ra vào đẹp mắt, tạo ấn tượng từ cái nhìn đầu tiên

Lối ra vào đẹp đẽ, sạch sẽ giúp bạn “ghi điểm” từ cái nhìn đầu tiên.
Lối ra vào đẹp đẽ, sạch sẽ giúp bạn “ghi điểm” từ cái nhìn đầu tiên.

2. Tone màu chủ đạo

Đừng sơn tone màu chủ đạo trước khi lựa chọn nội thất, hãy làm ngược lại. Hình dung về những màu bạn ưa thích sau đó mua các món đồ cần thiết như thảm trải sàn, nội thất bọc vải, rèm che cửa sổ,... Chúng sẽ quyết định tone màu nào mới là phù hợp để làm phông nền cho chúng trở nên nổi bật.

Đừng sơn tone màu chủ đạo trước khi lựa chọn nội thất, hãy làm ngược lại. 
Đừng sơn tone màu chủ đạo trước khi lựa chọn nội thất, hãy làm ngược lại. 

3. Hệ thống chiếu sáng 

Sẽ không có một căn phòng nào được xem là hoàn chỉnh nếu thiếu đi ánh sáng, cả nguồn sáng tự nhiên và đèn điện. Hệ thống đèn chiếu sáng cần có ít nhất 2-3 thiết bị tùy thuộc mỗi phòng để đáp ứng nhu cầu linh hoạt của người dùng.

Hệ thống đèn chiếu sáng cần có ít nhất 2-3 thiết bị tùy thuộc mỗi phòng.
Hệ thống đèn chiếu sáng cần có ít nhất 2-3 thiết bị tùy thuộc mỗi phòng.

4. Điểm nhấn nổi bật

Dù định hướng thiết kế căn phòng theo phong cách nào, kể cả tối giản như Minimalism thì nó vẫn cần 1 điểm nhấn nổi bật trong tổng thể. Chẳng hạn một tấm thảm, chiếc đèn hay gạch ốp lát,... như vậy mới ghi được dấu ấn cho không gian.

Dù căn phòng thiết kế theo phong cách nào thì nó vẫn cần 1 điểm nhấn nổi bật trong tổng thể. 
Dù căn phòng thiết kế theo phong cách nào thì nó vẫn cần 1 điểm nhấn nổi bật trong tổng thể. 

5. Phân chia lớp lang

Khi trang trí nhà, hãy chia thành những lớp lang khác nhau: Lớp cơ sở gồm nội thất cơ bản - những món đồ sẽ đi theo bạn từ nhà này đến nhà khác; lớp thứ 2 là nội thất nhỏ gọn; lớp thứ 3 là hàng dệt may và phụ kiện. Ưu tiên lựa chọn lớp cơ sở là loại bền chắc, không lỗi thời, các lớp còn lại linh hoạt thay đổi theo xu hướng bạn yêu thích.

Khi trang trí nhà, hãy chia thành những lớp lang khác nhau, ưu tiên chọn lớp cơ sở là loại bền chắc, không lỗi thời.
Khi trang trí nhà, hãy chia thành những lớp lang khác nhau, ưu tiên chọn lớp cơ sở là loại bền chắc, không lỗi thời.

6. “Đo 2 lần, mua 1 lần”

Nếu ngành may mặc có câu "đo 2 lần, cắt 1 lần" thì ngành thiết kế nội thất cũng lưu ý phương châm "đo 2 lần, mua 1 lần". Bạn cần nắm rõ kích thước căn phòng, kích thước nội thất trước khi thực hiện bất kỳ việc mua sắm nào, như vậy sẽ không dẫn đến sai sót khiến chúng trở nên quá cồng kềnh hoặc "lọt thỏm" trong nhà.

Bạn cần nắm rõ kích thước căn phòng, kích thước nội thất trước khi thực hiện bất kỳ việc mua sắm nào.
Bạn cần nắm rõ kích thước căn phòng, kích thước nội thất trước khi thực hiện bất kỳ việc mua sắm nào.

7. Đừng đẩy đồ đạc vào tường

Trái ngược với quan điểm phổ biến là đồ đạc cần phải được kê sát vào tường, chúng tôi lại cho rằng mọi người cảm thấy thoải mái hơn khi di chuyển trong một căn phòng có chừa lối đi vừa đủ, đồng thời căn phòng trông sẽ lớn hơn diện tích thật khi mà đồ đạc được xếp ở trung tâm.

Mọi người cảm thấy thoải mái hơn khi di chuyển trong một căn phòng có chừa lối đi vừa đủ.
Mọi người cảm thấy thoải mái hơn khi di chuyển trong một căn phòng có chừa lối đi vừa đủ.

8. Trang trí trần nhà

Trần nhà được ví như “bức tường thứ 5” trong căn phòng và nó hoàn toàn xứng đáng được bạn lưu tâm. Thay vì sơn một màu trắng đơn điệu, hãy tham khảo thêm nhiều ý tưởng trang trí trần nhà sáng tạo mà chuyên mục Nhà Hay đã giới thiệu. Hoặc chí ít, hãy thiết lập cho nó hệ thống đèn chiếu sáng bắt mắt như đèn trần, đèn chùm, đèn thả,...

» Xem thêm: 10 ý tưởng trang trí trần nhà đẹp - độc - lạ cho phòng khách bắt mắt hơn

Thay vì sơn một màu trắng đơn điệu, hãy tham khảo thêm nhiều ý tưởng trang trí trần nhà sáng tạo.
Thay vì sơn một màu trắng đơn điệu, hãy tham khảo thêm nhiều ý tưởng trang trí trần nhà sáng tạo.

9. Không hiển thị mọi thứ cùng cao độ

Khi treo các tác phẩm nghệ thuật hay bày trí đồ nội thất, phụ kiện trang trí,... hãy chắc chắn rằng bạn biết cách "chơi đùa" cùng chiều cao. Đừng hiển thị mọi thứ cùng cao độ, sự sắp xếp cao thấp xen kẽ sẽ tạo điểm nhấn và tăng sự uyển chuyển cho đồ đạc.

Sự sắp xếp cao thấp xen kẽ sẽ tạo điểm nhấn và tăng sự uyển chuyển cho đồ đạc.
Sự sắp xếp cao thấp xen kẽ sẽ tạo điểm nhấn và tăng sự uyển chuyển cho đồ đạc.

10. Bổ sung cây xanh 

Một cách đơn giản để mang thiên nhiên đến với cuộc sống, đặc biệt ở nơi phố thị tấp nập, chính là sử dụng cây cảnh. Mỗi khu vực chức năng trong nhà cần có ít nhất một thành viên của "vương quốc thực vật". Chúng sẽ thổi hồn thơ vào không gian thô cứng ngay tức khắc.

Mỗi khu vực chức năng trong nhà cần có ít nhất một thành viên của 'vương quốc thực vật'. 
Mỗi khu vực chức năng trong nhà cần có ít nhất một thành viên của "vương quốc thực vật".